Cách dùng
Dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Khi có chỉ định dùng dung dịch natri clorid ưu trương, các dung dịch này phải được tiêm vào một tĩnh mạch lớn, không để thuốc thoát mạch.
Liều dùng
Liều dùng natri clorid tuỳ thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng mất nước, cân bằng kiềm toan và điện giải của người bệnh.
Liều thông thường ban đầu tiêm tĩnh mạch là 100ml tiêm trong 1 giờ. Trước khi tiêm thêm, cần phải định lượng nồng độ điện giải trong huyết thanh bao gồm cả clorid và bicarbonate. Nếu là tiêm truyền tĩnh mạch, không vượt quá 100ml/giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co cứng bụng, khát, giảm nước mắt và nước bọt, hạ kali huyết, tăng natri huyết, vã mồ hôi, sốt cao, tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận, phù ngoại biên và phù phổi, ngừng thở, nhức đầu, hoa mắt, co giật, hôn mê và tử vong.
Điều trị
Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 – 12mmol/l hàng ngày. Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch natri clorid nhược trương và đẳng trương (nhược trương đối với người bệnh ưu trương), khi thận bị thương tổn nặng, cần thiết, có thể thẩm phân.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Thuốc chỉ sử dụng khi cần và không theo lịch trình, nên trường hợp quên liều gần như không xảy ra.