Hỏi đáp thuốc

Điều trị viêm xoang như thế nào?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Tôi 35 tuổi. Gần đây thời tiết thay đổi nhiều khiến tôi bị viêm xoang. Tôi phải điều trị như thế nào thưa bác sĩ?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Chào bạn
Đối với những trường hợp bị viêm xoang cấp do dị ứng, nhiễm lạnh, hoặc nhiễm virus, vi khuẩn,...người bệnh có thể tự chăm sóc và sử dụng thuốc chữa viêm xoang mũi theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm các triệu chứng và giúp bệnh mau chóng phục hồi.
1 Thuốc chữa viêm xoang mũi dạng xịt, nhỏ
Thuốc chữa viêm xoang mũi dạng xịt và nhỏ có tác dụng rửa mũi, làm sạch mũi, giảm nghẹt mũi gồm các loại sau:
• Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý để xịt và rửa mũi giúp loại bỏ các chất nhầy dư thừa, làm sạch xoang mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
• Thuốc xịt mũi có chứa corticoid: Sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticoid có tác dụng dự phòng và làm giảm tình trạng viêm mũi. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, phù niêm mạc mũi. Các thuốc corticoid thường dùng là: beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate, triamcinolone acetonide.
• Các loại khác: Một số thuốc chữa viêm xoang mũi dạng xịt có chứa các chất như chlorzoxazone, naphazoline, phenylephrine hoặc pseudoephedrine... có tác dụng co mạch tại chỗ, giảm viêm, thông mũi. Thuốc khởi phát tác dụng nhanh khoảng 1 - 3 phút sau khi xịt. Tuy nhiên, việc dùng kéo dài các loại thuốc này có thể gây nặng nề hơn tình trạng viêm nên không tự ý dùng dài ngày mà không có chỉ định của Bác sĩ.
2 Thuốc chữa viêm xoang mũi dạng uống
• Thuốc thông mũi: Thuốc chữa viêm xoang mũi dạng uống (dạng viên nang hoặc siro) chứa các hoạt chất có tác dụng tương tự ephedrine hoặc phenylephrine... gây co mạch, tăng đào thoát dịch đọng trong khoang mũi nhanh hơn, làm cho mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như: tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh trung ương...
• Thuốc giảm đau: Trong một vài đợt viêm xoang cấp tính, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc giảm đau và hạ sốt nếu có kèm theo các triệu chứng như đau nhức vùng mặt, trán. Các loại thuốc giảm đau thường dùng là acetaminophen, aspirin, ibuprofen, paracetamol, ... Tuy nhiên, cần lưu ý với trường hợp bệnh nhân bị hen suyễn nhạy cảm với aspirin, ibuprofen. Do đó, việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn.
Bạn có thể gửi kết quả khám bệnh hoặc thuốc đang dùng để Hỏi đáp thuốc giải đáp, hướng dẫn cho bạn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất
Hỏi đáp thuốc, giải đáp thông tin thuốc cho từng bệnh nhân

Câu hỏi mới nhất

Tác dụng phụ của ambron

07:46 Ngày 30.08.2023

Nguyên nhân gây mất tiếng ?

07:43 Ngày 30.08.2023

Viêm tai ngoài là gì? Dấu hiệu của viêm tai ngoài? Nguyên nhân?

07:41 Ngày 30.08.2023

Sản phẩm liên quan

Dầu Dân Tộc Opc 3Ml Chữa Cảm Gió, Nghẹt Mũi, Nhức Đầu, Say Tàu Xe
Dầu Dân Tộc Opc 3Ml Chữa Cảm Gió, Nghẹt Mũi, Nhức Đầu, Say Tàu Xe
Thuốc Nasomom 4 Tinh Dầu Reliv Pharma Phòng Ngừa Viêm Mũi, Viêm Xoang Chai 70Ml
Thuốc Nasomom 4 Tinh Dầu Reliv Pharma Phòng Ngừa Viêm Mũi, Viêm Xoang Chai 70Ml
Dr.green
Dr.green
Viên Ngậm Strepsils Extra Strong Trị Đau Họng (Hộp 24 Viên)
Viên Ngậm Strepsils Extra Strong Trị Đau Họng (Hộp 24 Viên)
Viên Ngậm Strepsils Soothing Honey & Lemon Trị Đau Họng-Vị Chanh Mật Ong (Hộp 2 Vỉ X 12 Viên)
Viên Ngậm Strepsils Soothing Honey & Lemon Trị Đau Họng-Vị Chanh Mật Ong (Hộp 2 Vỉ X 12 Viên)
Viên Ngậm Strepsils Orange With Vitamin C Giảm Đau Họng, Viêm Họng
Viên Ngậm Strepsils Orange With Vitamin C Giảm Đau Họng, Viêm Họng