Thuốc điều trị viêm tai giữa? Lưu ý khi sử dụng

thứ hai, ngày 28/08/2023
Con tôi 8 tuổi, được chẩn đoán viêm tai giữa. Bác sĩ cho hỏi có những thuốc nào điều trị bệnh này?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ
Chào bạn
Viêm tai giữa chính là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống xương chũm và hòm nhĩ. Đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em và có khả năng xảy ra ở người lớn. Viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, liệt thần kinh mặt, viêm màng não, áp xe não,... dẫn đến tử vong ở trẻ.
Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, nhưng phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng nhiều nhất. Việc sử dụng kháng sinh tại chỗ và kháng sinh đường uống thường được sử dụng ưu tiên hàng đầu trong viêm tai giữa. Nên điều trị bằng thuốc kháng sinh viêm tai giữa là vì các lý do sau:
Thông thường, khi dùng thuốc kháng sinh viêm tai giữa cho bé thì bác sĩ sẽ kê đơn 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tác động đến bé như thế nào. Nhưng khi đã cho bé sử dụng kháng sinh thì cần cho uống đủ số ngày chỉ định, kể cả trường hợp bé đã cảm thấy dễ chịu hơn sau 2 - 3 ngày điều trị. Nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo nhiễm trùng không quay trở lại, khiến vi khuẩn kháng lại thuốc, từ đó bệnh sẽ nặng hơn, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Hiện các kháng sinh thường được sử dụng điều trị viêm tai giữa bao gồm:
• Kháng sinh Augmentin, azithromycin và kháng sinh các cephalosporin thế hệ I, II, III. Trong những trường hợp viêm tai giữa có rách màng nhĩ thì bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh tại chỗ (thuốc nhỏ tai) nhằm mục đích giúp ống tai lành tốt hơn.
• Sử dụng kháng sinh amoxicillin trong trường hợp trẻ không dùng kháng sinh nhóm beta lactam, không có tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát và không bị viêm kết mạc mủ kèm theo trong vòng 1 tháng qua. Nguyên nhân sử dụng kháng sinh amoxicillin đơn thuần là do nếu thường xuyên dùng kháng sinh mạnh sẽ khiến cho vi khuẩn gây viêm tai giữa kháng lại các thuốc kháng sinh mạnh. Hậu quả là những đợt nhiễm trùng tai hay viêm tai giữa tiếp theo khó điều trị.
• Kháng sinh Amox-clav: nếu trong vòng 1 tháng có sử dụng kháng sinh nhóm betalactam, kèm theo trẻ bị viêm kết mạc mủ hoặc có tiền sử viêm tai giữa tái phát thì cần phải sử dụng kháng sinh Amox-clav điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên nếu như trẻ bị dị ứng với penicillin thì có thể thay thế bằng thuốc kháng sinh cefdinir hoặc cefpodoxim...
• Sử dụng kháng sinh tại chỗ Quinolon: Nhóm kháng sinh tại chỗ Quinolon gồm ofloxacin, ciprofloxacin. Hiệu quả của thuốc kháng sinh tại chỗ tương đương với đường uống trong trường hợp đặt ống thông nhĩ hầu, viêm tai giữa mạn tính và trẻ bị viêm tai giữa có chảy mủ.
Các thuốc trên đều là các thuốc cần có đơn thuốc của bác sĩ để có thể mua được. Bạn cần tránh tự ý mua thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.