Chào bạn Viêm tai ngoài là tình trạng khi phần tai ngoài (bao gồm vành tai và ống tai ngoài) bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5-14 tuổi. Viêm tai ngoài không được điều trị có thể dẫn đến viêm tai ngoài mạn tính, thủng màng nhĩ hoặc viêm tai ngoài ác tính nên cần được điều trị nhanh chóng và dứt điểm Điều trị tình trạng nhiễm trùng – tác nhân chính gây viêm tai ngoài Viêm tai ngoài thường xảy ra khi có các điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm sinh sôi và phát triển trong ống tai ngoài. Do đó, trọng tâm chính của điều trị viêm tai ngoài là điều trị nhiễm trùng. Trong đó, thuốc nhỏ tai kháng sinh là lựa chọn điều trị phổ biến nhất. Một số loại thuốc nhỏ tai phổ biến được sử dụng để điều trị viêm tai ngoài là: • Ciprofloxacin/dexamethasone (kết hợp kháng sinh và steroid) • Ofloxacin • Finafloxacin Nếu ống tai ngoài của bạn bị tắc nghẽn, bác sĩ sẽ thực hiện các thủ tục để làm sạch nó. Họ có thể dùng kính hiển vi và thiết bị hút chuyên dụng để lấy ráy tai hoặc vật thể lạ ra khỏi ống tai của bạn. Đôi khi bác sĩ cũng kê đơn thuốc kháng sinh đường uống cho bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm tai không biến chứng, thuốc nhỏ tai kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn vì nó tác động trực tiếp đến khu vực bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh đường uống có nhiều tác dụng phụ hơn so với thuốc nhỏ tai kháng sinh. Đồng thời, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó, thuốc kháng sinh đường uống thường chỉ được kê đơn khi nhiễm trùng tai ngoài đã bắt đầu lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ tai theo chỉ định kể cả khi đã cảm thấy tốt hơn. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra lại. Điều trị các cơn đau do viêm tai ngoài Bạn có thể kiểm soát các cơn đau do viêm tai ngoài gây ra bằng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc nhỏ tai giảm đau. Loại thuốc này không được sử dụng khi tai đang bị nhiễm trùng. Ngoài ra, một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, kỹ thuật gây xao lãng để giảm đau… có thể giúp ích trong một số trường hợp. Các biện pháp dân gian cũng có khả năng kiểm soát bệnh nhưng chúng thường không đủ mạnh để điều trị viêm tai ngoài triệt để. Trước khi áp dụng các phương pháp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng sinh.
Tôi 30 tuổi, bị ho có đờm mấy ngày nay và đang uống thuốc ambron để trị đờm. Tôi để ý mình hay bị ợ hơi và khó tiêu từ khi uống thuốc. Đó có phải tác dụng phụ của thuốc không?