Chào bạn Viêm tai ngoài là tình trạng khi phần tai ngoài (bao gồm vành tai và ống tai ngoài) bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5-14 tuổi. Bạn hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa bệnh viêm tai ngoài bằng các biện pháp đơn giản sau: • Sử dụng nút bịt tai để ngăn tối đa nước tràn vào tai khi đi bơi. Nếu bạn không có nút bịt tai, bạn hãy dùng mũ bơi thay thế • Không tắm hoặc bơi trong hồ, ao, sông hoặc những vùng nước bẩn, chứa nhiều vi khuẩn • Sau khi bơi, nghiêng đầu về một bên để nước chảy ra khỏi tai. Sau đó lấy khăn sạch để lau khô tai ngoài. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở mức nhiệt thấp nhất và đặt cách tai một đoạn khoảng 30cm để làm khô tai. • Không đưa ngón tay, bút chì, kẹp tăm, khăn giấy hoặc bất cứ vật lạ nào vào ống tai của bạn. Điều này không chỉ gây trầy xước da tai mà còn làm tăng nguy cơ mắc kẹt đồ vật trong tai, dẫn đến nhiễm trùng. • Không cố gắng để lấy ráy tai ra ngoài. Ráy tai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi tai của bạn. Việc lấy ráy tai không đúng cách có thể khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn bên trong. Khi cảm thấy mình có quá nhiều ráy tai và cần loại bỏ, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách lấy ráy tai an toàn. • Luôn giữ các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính sạch sẽ. Các thiết bị này có thể cọ vào ống tai và gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài. Để giảm thiểu rủi ro, hãy vệ sinh máy trợ thính của bạn mỗi đêm trước khi đi ngủ. • Đặt bông gòn hoặc tấm vải để che tai trước khi sử dụng keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc hoặc các sản phẩm làm đẹp da mặt/tóc khác. Hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, dẫn đến bệnh viêm tai ngoài. • Trong trường hợp bạn bị tiểu đường hoặc các vấn đề suy giảm miễn dịch (chẳng hạn như HIV), bạn nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ bị mắc viêm tai ngoài và các biến chứng có thể xảy ra. Viêm tai ngoài là căn bệnh không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là bạn cần đưa cháu đi khám sớm khi có dấu hiệu của bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tôi 30 tuổi, bị ho có đờm mấy ngày nay và đang uống thuốc ambron để trị đờm. Tôi để ý mình hay bị ợ hơi và khó tiêu từ khi uống thuốc. Đó có phải tác dụng phụ của thuốc không?