Chào bạn Loãng xương là một bệnh về xương xuất hiện khi mật độ khoáng của xương và khối lượng xương giảm, hoặc khi chất lượng và cấu trúc xương thay đổi. Đây là hậu quả của việc tạo xương mới không theo kịp với sự mất đi của xương. Loãng xương làm suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương Triệu chứng loãng xương có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với đàn ông và tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng tăng lên. 1. Xương dễ gãy: thường thấy nhất là gãy xương sau lần té ngã hoặc tai nạn rất nhẹ. Thậm chí cúi gập người hoặc ho cũng có thể làm xương gãy 2. Thay đổi hình thể: Cột sống yếu, tự nứt gãy dù không bị chấn thương, làm ảnh hưởng đến việc nâng đỡ cơ thể, dẫn đến gù lưng. Tình trạng này gặp nhiều ở người già bị loãng xương 3. Đau lưng dữ dội và đột ngột: Xương cột sống bị yếu đến mức gãy và dị dạng, gây ra những cơn đau lưng dữ dội và đột ngột, đặc biệt là ở vùng lưng dưới 4. Sụt giảm chiều cao: Nhiều đốt sống sau khi gãy sẽ bị xẹp. Cột sống bắt đầu cong và bệnh nhân có thể bị thấp đi 5. Khó thở: Cột sống cong gây khó thở nhẹ vì lồng ngực bị thu hẹp hoặc biến dạng, ảnh hưởng đến hoạt động của phổi Bạn nên thăm khám khi gặp các triệu chứng của bệnh loãng xương như bị gãy xương sau khi té ngã nhẹ hoặc bị đau lưng dữ dội và đột ngột. Ngoài ra, nếu có các yếu tố nguy cơ bị loãng xương như mãn kinh sớm, dùng corticosteroid vài tháng một lần, gia đình có tiền sử bị gãy xương hông, người trên 50 tuổi,… thì cũng nên đi kiểm tra mật độ xương. Chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân loãng xương sớm là điều quan trọng giúp cải thiện mật độ xương, chống gãy xương và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác
Tôi 50 tuổi. 1 năm nay tôi phát hiện các ngón tay tôi to hơn người bình thường. Tôi có thể bị bệnh gì vậy thưa bác sĩ? Làm thế nào để điều trị bệnh đó?