Hỏi đáp thuốc

Tiểu đêm nhiều là do bệnh gì ?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Bố tôi 70 tuổi, hằng đêm cụ đi tiểu rất nhiều. Bác sĩ cho tôi hỏi có thể cụ bị bệnh gì ?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Tiểu đêm là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng một người phải thức giấc nhiều lần để đi tiểu vào ban đêm.
Hầu hết mọi người thường thức dậy không quá 1 lần trong đêm để đi tiểu. Trong thời gian ngủ, cơ thể tạo ra ít nước tiểu hơn, nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu phải thức giấc từ 2 lần trở lên để đi tiểu, có thể bạn đã bị tiểu đêm.
nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều rất đa dạng, bao gồm cả lối sống và bệnh lý . Tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.
Thói quen, sinh hoạt
Nguyên nhân rất phổ biến do uống quá nhiều nước, nhất là trước khi đi ngủ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia và thức uống chứa caffeine làm tăng lưu lượng nước tiểu do các thức uống này có gây lợi tiểu. Caffeine còn gây mất ngủ, khiến cho người bệnh phải thức giấc thường xuyên, lượng nước tiểu được sản xuất nhiều, do đó người bệnh đi tiểu tiểu đêm nhiều lần.
Các nguyên nhân gây tăng lưu lượng nước tiểu
• Mất cân bằng thể dịch
Đây là tình trạng lượng nước trong cơ thể tăng nhanh vượt mức 40 ml trên mỗi kg trong 24 giờ.
Mất cân bằng thể dịch do nhiều nguyên nhân như suy thận, đái tháo đường, suy tĩnh mạch, suy tim…
Một số trường hợp mất cân bằng thể dịch có thể do các nguyên nhân đơn giản như uống quá nhiều nước, rượu bia.
• Đa niệu về đêm
Tình trạng tiểu đêm mất ngủ được xác định khi số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn 35% tổng lượng nước tiểu 24 giờ.
• Đa niệu (đái tháo nhạt)
Đa niệu là tình trạng thể tích nước tiểu hơn 3 lít/ngày. Đa niệu khác với tình trạng đi tiểu nhiều lần và đây cũng là nguyên nhân gây tiểu đêm.
Các nguyên nhân gây đa niệu như do uống quá nhiều nước, đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt có nguồn gốc thận, lợi tiểu thẩm thấu…
Bệnh lý đường tiểu dưới
• Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Một trong những bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Sự phát triển quá mức của tuyến tiền liệt gây chèn ép vào niệu đạo hoặc biến dạng cổ bàng quang là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiểu tiện, biểu hiện bởi các triệu chứng kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm) và triệu chứng tắc nghẽn (tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu không hết…)
• Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ một bộ phận nào của đường tiết niệu do các vi khuẩn, chủ yếu là E.Coli. Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đường tiểu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo.
Người bệnh sẽ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần, cảm thấy nóng buốt, đau rát, khó chịu vùng bụng dưới.
• Bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.
• Tắc nghẽn lối ra bàng quang
Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn lối ra bàng quang như: bướu tuyến tiền liệt, xơ hóa cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, sa bàng quang, sa tử cung… Ở nữ giới, tắc tình trạng này thường do suy yếu các cơ sàn chậu, sau thủ thuật hoặc sinh đẻ nhiều. Ở nam giới, tắc nghẽn lối ra bàng quang thường do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
Khi có tắc nghẽn lối ra bàng quang, người bệnh sẽ có triệu chứng nổi bật với tiểu khó, dòng nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu không hết.
Các nguyên nhân khác
• Mang thai
Tiểu đêm nhiều lần cũng có thể được xem là một triệu chứng điển hình của phụ nữ mang thai. Tình trạng này xuất hiện từ đầu thai kỳ, nhưng thể hiện rõ nét nhất là khi thai nhi phát triển ở tam cá nguyệt thứ 3.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tiểu đêm nhiều là do sự thay đổi nội tiết tố HCG khiến cho máu lưu thông ở vùng chậu nhiều hơn, giảm dung tích chức năng bàng quang.
• Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Trong nhiều trường hợp, thuốc cũng có thể gây tiểu đêm. Một số loại thuốc điển hình như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trợ tim, Demeclocycline, Methoxyflurane…
Như vậy, tiểu đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Để biết chính xác, bạn hãy đưa bố đến các phòng khám thận tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn: TamAnhHospital

Câu hỏi mới nhất

980.jpg
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tiết niệu

05:25 Ngày 28.08.2023

974.jpg
Dấu hiệu của sỏi mật

05:25 Ngày 28.08.2023

961.jpg
Bệnh bàng quang tăng hoạt có chữa dứt điểm được không?

05:25 Ngày 28.08.2023

Sản phẩm liên quan

Kidney Cap Opc - Viên Uống Bổ Thận Dương (5 Vỉ X 10 Viên)
Kidney Cap Opc - Viên Uống Bổ Thận Dương (5 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Hoàn Bát Vị Bổ Thận Dương Opc Bổ Thận, Tráng Dương (Hộp 240 Viên)
Thuốc Hoàn Bát Vị Bổ Thận Dương Opc Bổ Thận, Tráng Dương (Hộp 240 Viên)
Viên Uống Kidneyton Opc Giúp Bổ Thận Âm (5 Vỉ X 10 Viên)
Viên Uống Kidneyton Opc Giúp Bổ Thận Âm (5 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Alsiful S.r 10Mg Standard Điều Trị Tiểu Khó, Tiểu Đau, Tiểu Gấp (3 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Alsiful S.r 10Mg Standard Điều Trị Tiểu Khó, Tiểu Đau, Tiểu Gấp (3 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Urdoc 300Mg Điều Trị Bệnh Đường Mật Và Túi Mật (8 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Urdoc 300Mg Điều Trị Bệnh Đường Mật Và Túi Mật (8 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Kanausin 10Mg Điều Trị Nôn Và Buồn Nôn (2 Vỉ X 20 Viên)
Thuốc Kanausin 10Mg Điều Trị Nôn Và Buồn Nôn (2 Vỉ X 20 Viên)