Chào bạn Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường liên quan đến đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào của đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía dưới ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Do đó, các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm: • Nóng rát khi đi tiểu • Tăng tần suất đi tiểu mà không tiểu được nhiều • Tăng tính khẩn cấp của việc đi tiểu • Nước tiểu có máu • Nước tiểu đục • Nước tiểu có màu như nước trà đặc • Nước tiểu nặng mùi • Đau vùng chậu ở phụ nữ • Đau trực tràng ở nam giới Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía trên ảnh hưởng đến thận. Chúng có thể đe dọa tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra hạ huyết áp, sốc và tử vong. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu trên bao gồm: • Đau ở phần lưng trên và hai bên • Cảm giác ớn lạnh • Sốt • Buồn nôn • Nôn mửa • Dấu hiệu cụ thể theo giới tính: o Nam giới: Với các triệu chứng trên, giữa nam giới và nữ giới không có sự khác biệt. Tuy nhiên, với nhiễm trùng tiết niệu dưới, ở nam giới đôi khi bao gồm đau trực tràng bên cạnh các triệu chứng chung đã được miêu tả. o Nữ giới: Phụ nữ có thể bị đau vùng chậu, bên cạnh các triệu chứng thông thường khác Bạn có thể gửi kết quả khám bệnh hoặc thuốc đang dùng để Hỏi đáp thuốc giải đáp, hướng dẫn cho bạn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất Hỏi đáp thuốc, giải đáp thông tin thuốc cho từng bệnh nhân
Em bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 1 tiếng đi 1 lần, không buốt rát. Em đi khám thì bác sĩ có chẩn đoán bị bàng quang tăng hoạt. Vậy bác sĩ cho em hỏi có điều trị dứt điểm bàng quang tăng hoạt được không?