thứ tư, ngày 30/08/2023
Tôi 36 tuổi, mang thai được 4 tháng, được chẩn đoán mỡ máu được 1 tháng. Vậy bệnh này gặp khi mang thai có nguy hiểm không ?
CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ
Chào bạn,
Thai phụ bị mỡ máu cao khi mang thai có khả năng mắc tiền sản giật gấp 2 so với phụ nữ có mức cholesterol bình thường. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology. Thực tế đây là tình trạng nhiễm độc máu khi mang thai, làm tăng huyết áp thai kỳ, đồng thời biến chứng các bệnh lý về thận và gây phù cho thai phụ, phổ biến nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ ở người mẹ lần đầu mang thai.
Ngoài ra, một số biến chứng khi mỡ máu tăng cao trong thai kỳ có thể gặp là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan, suy thận, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đặc biệt, bệnh máu nhiễm mỡ có tính di truyền nên khả năng trẻ sinh ra bị nhiễm bệnh là rất lớn.
Trong quá trình mang thai, nhất là khi có tiền sử bệnh mỡ máu, thai phụ cần thăm khám thai định kỳ và theo dõi thai sản tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng bệnh có thể xảy ra.
Như vậy, với tình trạng của bạn, bạn nên tuân thủ đúng đơn thuốc điều trị của bác sĩ, kết hợp với thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt để giảm lượng mỡ máu, tránh gây biến chứng cho thai nhi.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.