Hỏi đáp thuốc

Khi nào cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Tôi năm nay 25 tuổi và mang thai lần đầu? Tôi nghe nói đến đái tháo đường thai kỳ và muốn xét nghiệm. Vậy tôi phải làm xét nghiệm khi nào?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Chào bạn,
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng có ĐTĐ từ trước mà chưa được chẩn đoán và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và xét nghiệm cần được bác sỹ chỉ định. Bạn cần biết một số thông tin sau về xét nghiệm để chủ động hơn.
1. Đánh giá yếu tố nguy cơ ngay từ lần khám thai đầu tiên:
- Không có yếu tố nguy cơ: Khi thử đường huyết lúc đói, nếu kết quả trên 92 mg/dL, mẹ bầu phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường khi thai 24 – 28 tuần.
- Có yếu tố nguy cơ: Trong 3 tháng đầu khám, bạn cần thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường. Nếu kết quả bình thường cũng nên lặp lại nghiệm pháp này khi thai từ 24 đến 28 tuần (vì mốc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết hormon có tác dụng làm tăng đường máu, đề kháng hormon có tác dụng làm giảm lượng đường máu, giảm dự trữ).
2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào
Xét nghiệm dung nạp glucose: Thời điểm xét nghiệm diễn ra sáng sớm, mẹ bầu nhịn ăn 8-14 giờ đồng hồ. Sau đó, lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đó, bạn uống 75g glucose pha trong 200-300ml nước và được lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết vào các thời điểm sau uống glucose 1 giờ và 2 giờ.
3. Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Khi kết quả đường huyết lúc đói dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L), sau nghiệm pháp 1 giờ dưới 180 mg/dL (10 mmol/L) và 2 giờ dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L) thì sản phụ được kết luận bình thường.
Nếu ít nhất một mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn trên thì sản phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp đường máu lúc đói cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) hoặc đường máu bất kì cao hơn 200mg/dL (11,1 mmol/L) thì được chẩn đoán là đái tháo đường mang thai.
Như vậy, bạn trao đổi với bác sỹ khám thai kỳ cho bạn để được đánh giá nguy cơ và chỉ định xét nghiệm nếu cần thiết nhé.

Câu hỏi mới nhất

415.jpeg
Nguy cơ đột quỵ tăng mạnh ở người mỡ máu

03:02 Ngày 05.09.2023

414.jpg
Uống thuốc mỡ máu khi nào là tốt nhất?

03:02 Ngày 05.09.2023

413.jpg
Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu

03:02 Ngày 05.09.2023

Sản phẩm liên quan

Thuốc Januvia 100Mg Trị Đái Tháo Đường
Thuốc Januvia 100Mg Trị Đái Tháo Đường
Thuốc Januvia 50Mg Hỗ Trợ Chế Độ Ăn Kiêng
Thuốc Januvia 50Mg Hỗ Trợ Chế Độ Ăn Kiêng
Glucobay 100Mg 100 Viên Trị Đái Tháo Đường
Glucobay 100Mg 100 Viên Trị Đái Tháo Đường
Thuốc Glucobay 50Mg Kết Hợp Chế Độ Ăn Kiêng
Thuốc Glucobay 50Mg Kết Hợp Chế Độ Ăn Kiêng
Forxiga 10Mg
Forxiga 10Mg
Drofen 150Mg
Drofen 150Mg