Bệnh nhân đái tháo đường cần biết để sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Diamicron hiệu quả và an toàn.

thứ hai, ngày 28/08/2023
Tôi bị đái tháo đường và dùng thuốc Diamicron? Xin hỏi dùng thuốc này có phải lưu ý gì không?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ
Chào bạn,
Diamicron là một trong những loại thuốc dùng đường uống điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách kích thích tiết insulin từ các tế bào bêta của đảo tuỵ, giúp kiểm soát mức đường huyết và làm giảm các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường Diamicron hiệu quả và an toàn.
1. Ai không nên sử dụng diamicron?
Không dùng Diamicron cho người
• Quá mẫn cảm với gliclazide hoặc tá dược hoặc với sulfonylurea khác hoặc với sulfonamide khác.
• Đái tháo đường tuýp 1, đặc biệt là đái tháo đường ở trẻ em, nhiễm toan, nhiễm ceton nặng, hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
• Suy thận, suy gan nặng.
• Dùng chung với miconazole.
• Cho con bú.
2. Thận trọng khi dùng Diamicron cho các đối tượng sau:
• Bệnh nhân cao tuổi.
• Suy dinh dưỡng.
• Ăn uống thất thường.
• Rối loạn nội tiết (rối loạn tuyến giáp, tuyến yên, suy gthượng thận).
3. Những lưu ý khi dùng Diamicron?
• Hạ đường huyết dễ xảy ra khi chế độ ăn cung cấp ít năng lượng, sau khi gắng sức, uống rượu, hay dùng phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
• Theo dõi đều đặn đường huyết và đường niệu.
• Trong suốt thời gian mang thai, không nên sử dụng thuốc uống điều trị đái tháo đường. Cần phải chuyển ngay từ thuốc uống sang insulin nếu muốn có thai hay phát hiện đã có thai.
• Không được cho con bú mẹ trong thời gian điều trị.
4. Tác dụng phụ khi dùng Diamicron và cách xử trí?
• Hạ đường huyết, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón). Xử trí: Uống thuốc trong bữa ăn???, trường hợp hạ đường huyết nặng: truyền tĩnh mạch glucose ưu trương.
• Nổi ban ngoài da, niêm mạc, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng men gan, viêm gan. Xử trí: Ngừng uống thuốc.
Ngoài ra, để an toàn khi dùng kèm Diamicron với bất kỳ thuốc nào khác bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế để kiểm tra về tương tác thuốc.
Bác sỹ Hỏi đáp thuốc
Tham khảo:
- GS.TS.BS Ngô Quý Châu (2012) và cộng sự, Bệnh học nội khoa, NXB Y học, Hà Nội.