Hỏi đáp thuốc

Thuốc điều trị hen phế quản? Lưu ý khi sử dụng?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Con tôi 9 tuổi, được chẩn đoán hen phế quản hôm trước. Vậy bác sĩ cho hỏi bệnh này có những thuốc gì chữa được và khi sử dụng thuốc có những lưu ý gì không ?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Hen phế quản là một tình trạng bệnh lý mãn tính tác động đến đường dẫn khí của phổi gây ra tình trạng sưng và hẹp đường dẫn khí. Do sự sưng tấy này, đường dẫn khí tạo ra chất nhầy dư thừa khiến người bệnh khó thở, dẫn đến ho, thở gấp và khò khè.
Hen phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính và phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, di truyền. Khi không được phát hiện và điều trị sớm, hen phế quản có thể gây tử vong.
Thuốc hỗ trợ hầu hết những người bị hen phế quản có cuộc sống tương đối bình thường.
1. Thuốc có tác dụng nhanh trong điều trị hen phế quản
Thuốc có tác dụng nhanh được sử dụng để giảm triệu chứng nhanh chóng, ngắn hạn trong cơn hen cấp tính. Bao gồm các loại thuốc:
- Thuốc chủ vận beta 2 tác dụng ngắn: Dạng ống hít di động/cầm tay/máy phun sương, có tác dụng trong vòng vài phút để giảm nhanh các triệu chứng trong cơn hen như salbutamol, terbutaline, albuterol, epinephrine...
- Thuốc kháng cholinergic: Dạng hít, có tác dụng nhanh làm giãn đường hô hấp ngay lập tức, giúp thở dễ dàng hơn như ipratropium và tiotropium.
- Corticosteroid toàn thân: Đường uống và tiêm tĩnh mạch, làm giảm viêm khi hen phế quản nặng. Do tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các triệu chứng hen phế quản nặng như prednisone và methylprednisone.
Corticosteroid đường uống có thể gây các tác dụng phụ như tăng cân, giữ nước, huyết áp cao, tăng đường huyết, ức chế tăng trưởng ở trẻ em, loãng xương (mất mật độ xương) ở người lớn, yếu cơ, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đái tháo đường type 2…
2. Thuốc kiểm soát hen phế quản lâu dài
Thuốc giúp kiểm soát hen phế quản lâu dài có tác dụng làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp và ngăn chặn cơn hen xảy ra, sử dụng như các biện pháp dự phòng.
- Corticosteroid dạng hít: Thuốc ngăn ngừa hiệu quả nhất, cần sử dụng trong vài ngày đến vài tuần để đạt lợi ích tối đa như beclomethasone, budesonide, ciclesonid, fluticasone...
Tuy nhiên, sử dụng corticosteroid dạng hít có thể gây ra cả tác dụng phụ tại chỗ và tác dụng phụ toàn thân. Các tác dụng toàn thân có xu hướng nghiêm trọng hơn và thường liên quan đến việc sử dụng lâu dài.
Các tác dụng phụ như nhiễm nấm candida miệng; khàn giọng (thường là ngắn hạn); đau miệng hoặc cổ họng; ho phản xạ hoặc co thắt khí quản; giảm mật độ xương ở người lớn; tăng trưởng kém ở trẻ em (nhẹ); dễ bầm tím; đục thủy tinh thể; tăng nhãn áp…
Việc sử dụng miếng đệm trên ống ngậm của ống hít có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do corticosteroid dạng hít. Súc miệng sau khi sử dụng cũng có thể ngăn ngừa khàn giọng và nấm miệng.
- Thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài: Có tác dụng mở đường hô hấp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen phế quản nghiêm trọng, trừ khi kết hợp với corticosteroid dạng hít như salmeterol, formoterol, vilanterol.
Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn và kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như tăng nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, lo lắng hoặc run rẩy, phát ban…
- Thuốc ức chế leukotriene: Có ở dạng viên uống hoặc dạng dung dịch. Cơ chế hoạt động là chống lại thành phần gây viêm trong bệnh hen phế quản và bảo vệ chống lại sự co thắt phế quản, dùng trước khi tập thể dục hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng/không khí lạnh giúp giãn các cơ trơn xung quanh đường hô hấp, giảm sưng như montelukast, zafirlukast và zileuton...
Thuốc ức chế leukotriene gây các tác dụng phụ phổ biến như đau dạ dày, đau đầu, các triệu chứng giống như cúm, lo lắng, buồn nôn hoặc nôn mửa, nghẹt mũi, phát ban..
- Xanthines: Thuốc giúp giãn cơ phế quản, giảm co thắt phế quản, kích thích hô hấp và chống viêm như theophylline.
- Thuốc hít kết hợp có corticosteroid dạng hít cùng với thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: Advair, breo, dulera và symbicort.
- Chất ổn định tế bào Mast: Dạng hít vào như cromolyn, nedocromil có tác dụng ưc chế sự giải phóng các chất hóa học gây viêm từ các tế bào mast và làm cho đường hô hấp ít có khả năng bị thu hẹp, tác dụng chống viêm.
Chất ổn định tế bào Mast gây tác dụng phụ như vị hôi trong miệng, ho, ngứa hoặc đau họng, đau đầu, nghẹt mũi, sốc phản vệ (hiếm gặp).
- Thuốc beta-adrenergic tác dụng dài: Có hiệu quả 24 giờ, một liều/ngày, không sử dụng một mình vì có thể tăng nguy cơ tử vong như thuốc tác dụng kéo dài. Do đó các bác sĩ luôn cho chúng cùng với corticosteroid dạng hít.
3. Kháng sinh
Thuốc macrolide (azithromycin, roxithromycin, clarithromycin) thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn. Thuốc có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch, cải thiện các phản ứng viêm. Sử dụng macrolid lâu dài có thể cải thiện một số thông số chức năng phổi và lưu lượng đỉnh thở ra, giảm các triệu chứng.
4. Thuốc điều hòa miễn dịch
Thuốc điều hòa miễn dịch đôi khi được sử dụng cho những người bị hen phế quản nặng nhưng hầu hết mọi người không cần thuốc điều hòa miễn dịch. Các thuốc thường dùng là: Cyclosporine, methotrexate, azathioprine...
Lưu ý khi dùng thuốc điều hòa miễn dịch có thể có một số tác dụng phụ như sưng và đau tại chỗ tiêm, ngứa, phát ban, mệt mỏi, cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm xoang, trào ngược axit, đau đầu, viêm họng, rụng tóc, sốc phản vệ (hiếm gặp).
Để điều trị hen phế quản hiệu quả cần lưu ý:
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ, học cách sử dụng ống hít đúng. Không được tự ý dừng hoặc thay đổi phác đồ, trừ khi được bác sĩ đồng ý. Thảo luận khó khăn của bạn nếu có với bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Nên sử dụng ống hít cắt cơn (được sử dụng để giảm cơn hen cấp tính) sau đó là ống hít ngăn ngừa (được sử dụng như một biện pháp dự phòng) nếu bạn cần sử dụng cả hai.
- Nên mang theo ống hít thuốc cắt cơn tác dụng ngắn bên mình mọi lúc để phòng cơn hen cấp tính. Nếu cần thường xuyên hơn bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ.
- Bệnh nhân hen phế quản nặng không nên dùng aspirin và thuốc giảm đau chống viêm khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Rửa ống hít bằng nước ấm và để khô nếu vòi phun bị tắc.
- Súc miệng sau khi sử dụng thuốc hít corticosteroid.
- Uống thuốc trước khi ngủ để tránh lên cơn hen suyễn trong khi ngủ.
- Bảo quản thuốc chống hen suyễn ở nơi khô ráo và thoáng mát, giữ thuốc đúng cách.
Hen phế quản đã và đang là một vấn đề gây khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm cho nhiều người. Vì vậy, bạn cần thông báo ngay tình trạng của bé cho bác sĩ điều trị khi cháu có biểu hiện triệu chứng nặng.
Nguồn: SKĐS

Câu hỏi mới nhất

997.jpg
Dấu hiệu của hội chứng cushing

05:25 Ngày 28.08.2023

958.jpg
Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

05:25 Ngày 28.08.2023

957.jpg
Dấu hiệu của lupus ban đỏ

05:25 Ngày 28.08.2023

Sản phẩm liên quan

Thuốc Menison 16Mg Pymepharco Giảm Viêm, Giảm Đau, Chống Dị Ứng (Hộp 30 Viên)
Thuốc Menison 16Mg Pymepharco Giảm Viêm, Giảm Đau, Chống Dị Ứng (Hộp 30 Viên)
Thuốc Menison 4Mg Pymepharco Điều Trị Các Bệnh Viêm, Dị Ứng (Hộp 30 Viên)
Thuốc Menison 4Mg Pymepharco Điều Trị Các Bệnh Viêm, Dị Ứng (Hộp 30 Viên)
Thuốc Betene Injection Houns Hỗ Trợ Khớp, Chống Viêm, Dị Ứng (Hộp 10 Ống X 1Ml)
Thuốc Betene Injection Houns Hỗ Trợ Khớp, Chống Viêm, Dị Ứng (Hộp 10 Ống X 1Ml)
Thuốc Benthasone 0.5Mg Đồng Nai Chống Viêm, Chống Dị Ứng (500 Viên)
Thuốc Benthasone 0.5Mg Đồng Nai Chống Viêm, Chống Dị Ứng (500 Viên)
Thuốc Betamethason 0.5Mg Enlin Điều Trị Dị Ứng Và Viêm (Chai 500 Viên)
Thuốc Betamethason 0.5Mg Enlin Điều Trị Dị Ứng Và Viêm (Chai 500 Viên)
Thuốc Xịt Mũi Meseca Điều Trị Và Dự Phòng Viêm Mũi Dị Ứng (Chai 60 Liều)
Thuốc Xịt Mũi Meseca Điều Trị Và Dự Phòng Viêm Mũi Dị Ứng (Chai 60 Liều)