Hỏi đáp thuốc

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tăng huyết áp

thứ hai, ngày 28/08/2023

Vợ chồng tôi đều bị tăng huyết áp được 2 năm, đang điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ. Gần đây vợ chồng tôi thấy ho nhiều. Bác sĩ cho hỏi đó có phải tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp không? Thuốc hạ huyết áp có tác dụng phụ nào nguy hiểm không ?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Chào bạn,
Hiện nay, có một số nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tăng huyết áp, mỗi một nhóm thuốc đều có cơ chế tác động khác nhau, tất cả đều dẫn tới hạ huyết áp. Thuốc có thể làm thay đổi sức cản ngoại vi toàn phần, thể tích tống máu, nhịp tim hoặc cung lượng tim. Thuốc điều trị tăng huyết áp không những làm thay đổi chức năng cơ thể mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, nhất là thận.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng và những tác dụng phụ cần quan tâm
Nhóm thuốc lợi tiểu (thiazide, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren). Nhóm này có thể gây hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu gây hạ canxi, kali, magiê máu, có thể gây liệt dương (nam giới) và có thể gây tăng đường huyết (cần lưu ý, không nên dùng cho người đái tháo đường).
Nhóm thuốc chẹn bê-ta giao cảm (atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...) có tác dụng phụ là co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (do đó, cần lưu ý nhất đối với người hen suyễn, nhịp tim chậm không được sử dụng thuốc nhóm này).
Nhóm ức chế men chuyển (coversyl, captopril, enalapril, imidapril, lisinopril, perindopril, ramipril...) có tác dụng phụ như suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, khớp hoặc có thể gây liệt dương (nam giới), hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, phù ngoại vi, đặc biệt là ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được trừ khi ngừng dùng thuốc.
Nhóm chẹn kênh canxi (nifedipin, verapamil, diltiazem, amlodipin, felodipin, lacipin...) với tác dụng phụ có thể xảy ra nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng...
Nhóm thuốc giãn mạch (hydralazine, monoxidil...), nếu có tác dụng phụ thì chủ yếu gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, đỏ bừng mặt, giữ nước, sung huyết mũi, đau ngực, tim đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.
Nhóm thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương (clonidine...), có thể có tác dụng phụ gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn (cần lưu ý, không dùng cho người nhịp tim chậm).
Với tình trạng của bạn, ho có thể là một trong các tác dụng phụ của loại thuốc ức chế men chuyển. Tuy nhiên, không hoàn toàn là chắc chắn. Nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác về hô hấp. Bạn cần đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác.

Câu hỏi mới nhất

422.jpg
Nguy cơ đột quỵ tăng mạnh ở người mỡ máu.

03:03 Ngày 05.09.2023

421.jpg
Vì sao uống thuốc hạ huyết áp lại phù chân? Có nên dừng thuốc?

03:03 Ngày 05.09.2023

420.jpg
Thuốc điều trị tăng huyết áp Amlodipin có tốt không?

03:03 Ngày 05.09.2023

Sản phẩm liên quan

Thuốc Levpiram Trị Động Kinh (5Vỉ X 10Viên)
Thuốc Levpiram Trị Động Kinh (5Vỉ X 10Viên)
Nivalin 5Mg/Ml Sopharma Ad 10 Ống
Nivalin 5Mg/Ml Sopharma Ad 10 Ống
Colexib 200 Usp 3X10
Colexib 200 Usp 3X10
Thuốc Strocit 500 Sunpharma Điều Trị Thoái Hóa, Tổn Thương Mạch Máu Não (30 Viên)
Thuốc Strocit 500 Sunpharma Điều Trị Thoái Hóa, Tổn Thương Mạch Máu Não (30 Viên)
Dung Dịch Tiêm Truyền Piracetam Kabi 12G Trị Chóng Mặt (Lọ 60Ml)
Dung Dịch Tiêm Truyền Piracetam Kabi 12G Trị Chóng Mặt (Lọ 60Ml)
Thuốc Dalekine 200Mg Danapha Điều Trị Bệnh Động Kinh (4 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Dalekine 200Mg Danapha Điều Trị Bệnh Động Kinh (4 Vỉ X 10 Viên)