Chào bạn Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng có ĐTĐ từ trước mà chưa được chẩn đoán. Ngày nay, ĐTĐ thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, ĐTĐ type 2 ở người trẻ và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ: • Béo phì • Tiền sử gia đình có người đái tháo đường • Tiền sử sinh con to ≥ 4000 gam • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose • Glucose niệu dương tính • Tuổi mang thai: Thai phụ nhỏ hơn 25 tuổi được xem là ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, hơn 35 tuổi thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn • Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao. • Hội chứng buồng trứng đa nang Đối với những thai phụ có yếu tố nguy có caothì nên được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh ĐTĐ thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên. Nếu xét nghiệm ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường (bỏ tiêu chẩn về HbA1C). Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán ĐTĐ thực sự (bền vững) đối với thai phụ có ĐTĐ thai kỳ sau khi sinh từ 4 – 12 tuần (áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ như người bình thường). Ở phụ nữ có ĐTĐ thai kỳ nên xét nghiệm để phát hiện sự tiến triển của ĐTĐ hay tiền ĐTĐ ít nhất mỗi 3 năm/lần. Tóm lại, những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao cần được tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên, những thai phụ chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó cần được tầm soát ĐTĐ thai kỳ từ tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Những bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ cần đươc kiểm soát đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả.
Chào bác sĩ, tôi năm nay 28 tuổi. Gần đây tôi có thấy buồn nôn, trễ kinh nên đã mua que thử thai về thử và có thấy hai vạch. Nhưng hôm qua tôi lại vẫn thấy kinh nguyệt xuất hiện. Như vậy có phải tôi đang mang thai không thưa bác sĩ?