Hỏi đáp thuốc

Thuốc điều trị bệnh tả?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Con tôi 12 tuổi, đi ngoài nhiều, phân màu trắng. Tôi nghi ngờ cháu bị tả. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này uống thuốc gì để điều trị?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Chào bạn
Nguyên tắc điều trị bệnh tả:
• Điều trị càng sớm càng tốt, sau khi có chẩn đoán nghi ngờ phải điều trị ngay, cố gắng điều trị tại chỗ, hạn chế vận chuyển đi xa.
• Điều trị cơ chế rất quan trọng: Chủ yếu là bổ sung nhanh và kịp thời l¬ượng nư¬ớc và điện giải đã mất, tích cực chống nhiễm toan và truỵ tim mạch.
• Trong khu vực có dịch: Mọi trư¬ờng hợp ỉa chảy phải đ¬ược xử lý như¬ tả.
• Cách ly bệnh nhân, dùng kháng sinh để diệt khuẩn
Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị cụ thể của bệnh nhân tả như sau:
Bồi phụ nư¬ớc và điện giải
Bù n¬ước bằng đư¬ờng uống: áp dụng cho những tr¬ờng hợp nhẹ, giai đoạn đầu chư¬a mất n¬ước nhiều và giai đoạn hồi phục. Có thể áp dụng tại nhà hoặc ở các cơ sở y tế.
Các loại dịch dùng đ¬ường uống: Oresol (ORS) (gồm NaCL 3,5g, NaHCO3 2,5g KCL 1,5g và glucose 20g) pha với một lít n¬ớc sôi để nguội. Có thể pha dịch thay thế: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đ¬ờng, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít n¬ước uống; hoặc nư¬ớc cháo 50g và một nhúm (3,5g) muối hoặc n¬ước dừa non có pha một nhúm muối.
Nên cho uống theo nhu cầu. Nếu nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.
Bồi phụ khối l¬ượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch:
Tổng lư¬ợng dịch truyền trong ngày = A + B + M
Trong đó A: L¬ượng dịch mất tr¬ước khi đến viện (theo mức độ mất n¬ước)
B: Lư¬ợng nư¬ớc mất và chất nôn mất tiếp khi đến nằm viện
M: L¬ượng n¬ước duy trì trong ngày.
Các loại dịch truyền
Natri clorid 0,9% hoặc ringerlactat (4 phần)
Natri bicảbonat 1,4% (1 phần)
Glucose 5% (1 phần)
Cách thức truyền dịch:
Giai đoạn 1: Từ 4-6 giờ đầu bù n¬ước và điện giải đã mất tr¬ước khi đến bệnh viện
Giai đoạn 2: Bù n¬ước và điện giải đã mất trong khi nằm viện và l¬ượng dịch duy trì
Cần phải truyền nhanh bằng nhiều đư¬ờng hoặc truyền tĩnh mạch trung tâm.
Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, hematocrit, áp lực tĩnh mạch trung ¬ương (nếu có điều kiện) để điều chỉnh tốc độ truyền dịch cho thích hợp. Những trư¬ờng hợp nặng cần theo dõi điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp.
Khi hết nôn và uống đ¬ược thì dùng dung dịch uống.
Có thể áp dụng công thức truyền dịch cho bệnh nhân mất n¬ước nặng như¬ sau.
Với trẻ ≥ 1 tuổi và ngư¬ời lớn truyền 100ml/kg/3 giờ
Trong đó: 30 ml/kg trong 30 phút đầu + 70 ml/kg trong 2,5 giờ tiếp
Với trẻ
Trong đó: 30 ml/kg trong 1 giờ đầu + 70 ml/kg trong 5 giờ tiếp theo
Luôn luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân
Sau khi đã truyền đ¬ược 30 ml/kg đầu tiên, mạch quay phải mạnh lên. Nếu mạch chư¬a mạnh, tiếp tục cho truyền nhanh. Kết hợp cho uống dung dịch ORS (Oresol) 5ml/kg/giờ, càng sớm càng tốt, khi bệnh nhân có thể uống đ¬ược.
Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân
Theo dõi sát và đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 3giờ (với ng¬ời lớn) và sau 6 giờ (với trẻ
Nếu vẫn còn choáng (th¬ường là hiếm xảy ra): Tiếp tục cho truyền tĩnh mạch một lần nữa.
Nếu thoát choáng nh¬ưng vẫn còn dấu hiệu mất n¬ước: Cho uống ORS 70-80ml/kg/4giờ.
Điều trị kháng sinh.
Thuốc đư¬ợc dùng ¬ưu tiên:
Nhóm Fluoroquinolon (ciprofloxacin 1g/ngày, norfloxacin 800mg/ngày, ofloxacin 400mg/ngày) uống chia hai lần/ngày X 3 ngày (không dùng cho trẻ em d¬ưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Thận trọng khi dùng cho trẻ 12-18 tuổi)
Azithromycin 10mg/kg/ngày uống trong 3 ngày
Chloramphenicol 30mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong 3 ngày.
Đối với trẻ em 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng azithromycin
Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:
Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày) dùng trong 3 ngày; hoặc doxycyclin 300 mg uống 1 liều (dùng trong tr¬ờng hợp vi khuẩn còn nhạy cảm)
Chú ý: Không đư¬ợc dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột nh¬ư morphin, opizoic, atropin, loperamid…
Dinh dư¬ỡng
Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ còn bú tăng cường bú mẹ.
Lưu ý, phác đồ điều trị trên là phác đồ điều trị bệnh nhân tả ở các cơ sở y tế. Bạn không được tự ý điều trị tại nhà. Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm của bệnh tả, nếu có dấu hiệu, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Câu hỏi mới nhất

976.jpg
Chẩn đoán viêm ruột thừa

05:25 Ngày 28.08.2023

975.jpg
Triệu chứng của viêm ruột thừa

05:25 Ngày 28.08.2023

968.jpg
Điều trị táo bón

05:25 Ngày 28.08.2023

Sản phẩm liên quan

Grangel Shinpoong Hộp 20 Gói Trị Viêm Loét Dạ Dày, Tá Tràng
Grangel Shinpoong Hộp 20 Gói Trị Viêm Loét Dạ Dày, Tá Tràng
Thuốc Tottri Traphaco Tốt Cho Người Bệnh Trĩ Nội, Trĩ Ngoại (Hộp 15 Túi X 5G)
Thuốc Tottri Traphaco Tốt Cho Người Bệnh Trĩ Nội, Trĩ Ngoại (Hộp 15 Túi X 5G)
Thảo Dược An Thảo - Đặc Trị Nhiệt Miệng
Thảo Dược An Thảo - Đặc Trị Nhiệt Miệng
Freshvox 500Mg
Freshvox 500Mg
Thuốc Prabezol 20 Acme Trị Loét Dạ Dày, Loét Tá Tràng (3 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Prabezol 20 Acme Trị Loét Dạ Dày, Loét Tá Tràng (3 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Omeprazol 20Mg Tvp Trị Loét Dạ Dày - Tá Tràng
Thuốc Omeprazol 20Mg Tvp Trị Loét Dạ Dày - Tá Tràng