Tôi 30 tuổi, mang thai tháng thứ 5. Tôi có nghe nói đến khám sàng lọc tăng huyết áp cho sản phụ. Vậy tăng huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không thưa bác sĩ?
Chào bạn Tăng huyết áp thai kỳ, còn được gọi là tăng huyết áp do mang thai (PIH) là một bệnh lý thường xảy ra nhất trong thai kỳ. Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ mang thai. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng. Với thai nhi: Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra. Tăng huyết áp khi mang thai cũng lấy ngưỡng là 140/90mmHg (ngưỡng cần điều trị). Bạn có thể gửi kết quả khám bệnh hoặc thuốc đang dùng để Hỏi đáp thuốc giải đáp, hướng dẫn cho bạn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất Hỏi đáp thuốc, giải đáp thông tin thuốc cho từng bệnh nhân
Tôi 66 tuổi, gần đây thấy đau đầu, chóng mặt, hồi hộp. Tôi có đi khám sức khỏe và được chẩn đoán là tăng huyết áp. Tôi phải làm gì để ổn định huyết áp?