Hỏi đáp thuốc

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của lẹo mắt?

thứ hai, ngày 28/08/2023

Tôi 30 tuổi, dạo gần đây thấy kệnh mắt phải. Bác sĩ cho hỏi đó có phải là lẹo mắt không? Nguyên nhân của lẹo mắt là gì? Ai dễ mắc?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ

Chào bạn,
Lẹo mắt là một vết sưng đỏ gây đau hình thành trên mép mí mắt, đôi khi ở bên trong mí mắt. Mí mắt có nhiều tuyến để sản xuất dầu nhằm giữ độ ẩm ướt cần thiết cho đôi mắt, tránh mắt bị khô. Đôi khi, tuyến sản xuất dầu này bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn trên da xung quanh mí mắt, dẫn đến tắc nghẽn và tích tụ dầu cũ, tế bào chết,…. Hậu quả là tuyến dầu viêm, gây sưng tấy mí mắt.
Có thể thấy rằng lẹo mắt thường phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Điều này là bởi vì chất dầu trong tuyến dầu của người lớn đặc hơn của trẻ nhỏ, đồng nghĩa với việc tuyến dầu sẽ dễ bị tắc nghẽn hơn.
Lẹo mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng bạn có nhiều nguy cơ bị lẹo mắt nếu:
• Vệ sinh mắt kém. Dụi mắt hoặc chạm vào mắt khi chưa rửa tay có thể dẫn đến lẹo mắt. Bởi vi khuẩn trên tay có thể dễ dàng truyền sang mí mắt và lông mi và gây nhiễm trùng.
• Vệ sinh kính áp tròng không đúng cách. Nếu bạn thường xuyên lắp kính áp tròng mà không khử trùng hoặc rửa tay kỹ cũng có thể dẫn đến lẹo mắt.
• Không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm. Việc trang điểm mắt và lông mi có thể làm tích tụ rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, gây tắc nghẽn các tuyến dầu trên mí mắt. Đây chính là nguyên nhân bị lẹo mắt chủ yếu.
• Viêm bờ mi. Viêm bờ mi gây viêm mí mắt, dẫn đến chảy nước mắt nhiều, nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và có thể dẫn đến lẹo mắt.
• Viêm da tiết bã nhờn. Đây là một tình trạng viêm da mãn tính làm sưng mí mắt, tăng tiết chất nhờn và tăng nguy cơ gây lẹo mắt.
• Bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, dễ bị lẹo mắt.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mụt lẹo ở mắt nhiều hơn nếu có làn da khô, đang trải qua những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, có mức cholesterol trong máu cao, đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc đã từng bị lẹo mắt trước đây…
Với trường hợp của bạn, nếu bạn có một trong các yếu tố nguy cơ chúng tôi liệt kê dưới đây, kết hợp với triệu chứng của bản thân, rất có thể bạn đã bị lẹo mắt. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Câu hỏi mới nhất

939.webp
Cách phát hiện sớm nhược thị

05:24 Ngày 28.08.2023

938.jpg
Điều trị viêm túi lệ như thế nào?

05:24 Ngày 28.08.2023

937.jpg
Phương pháp chẩn đoán viêm túi lệ

05:24 Ngày 28.08.2023

Sản phẩm liên quan

Thuốc Logpatat Phil Inter Trị Cận Thị, Quáng Gà, Mỏi Mắt, Mờ Mắt (Hộp 6 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Logpatat Phil Inter Trị Cận Thị, Quáng Gà, Mỏi Mắt, Mờ Mắt (Hộp 6 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Philute 20Mg Điều Trị Rối Loạn Thị Giác (3Vỉ  X 10Viên)
Thuốc Philute 20Mg Điều Trị Rối Loạn Thị Giác (3Vỉ X 10Viên)
Thuốc Izcitol 100Mg Usp Trị Khô Mắt, Mỏi Mắt, Quáng Gà (6 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Izcitol 100Mg Usp Trị Khô Mắt, Mỏi Mắt, Quáng Gà (6 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Regatonic Phil Hỗ Trợ Điều Trị Cận Thị, Giảm Thị Lực, Mỏi Mắt (6 Vỉ X 10 Viên)
Thuốc Regatonic Phil Hỗ Trợ Điều Trị Cận Thị, Giảm Thị Lực, Mỏi Mắt (6 Vỉ X 10 Viên)
Natacina 25Mg
Natacina 25Mg
Thuốc Nhỏ Mắt Nemydexan 8Ml Trị Nhiễm Khuẩn
Thuốc Nhỏ Mắt Nemydexan 8Ml Trị Nhiễm Khuẩn