thứ tư, ngày 30/08/2023
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 50 tuổi, thường xuyên bị đau đầu. Tôi lo sợ rằng mình có thể bị u não. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi phải làm các xét nghiệm gì để chẩn đoán u não?
CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ
Chào bạn
Một số phương pháp bác sĩ có thể sử dụng để giúp bạn chẩn đoán sớm u não như sau:
1. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
Vài người sẽ có dấu hiệu không tốt trong quá trình khám thần kinh. Bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não. Đây là một phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả khi phân tích sọ não con người.
Hiểu đơn giản, hai bước trên được thực hiện nhằm thu được ảnh tĩnh về não bộ. Để thu được kết quả rõ ràng, chính xác bác sĩ sử dụng một lượng chất tương phản để tiêm vào tĩnh mạch. Cách làm này sẽ cho bác sĩ phân biệt dễ hơn điểm khác nhau của khối u trong não và tổ chức não lành.
Kết quả cho thấy hầu hết chất tương phản sẽ ngấm vào khối u trong não thay vì phần não lành. Cũng có một vài trường hợp đặc biệt u não không ngấm chất tương phản.
2. Sử dụng Positron Emission Tomography
Phương pháp trên được viết tắt là PET Scan. Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ có thể theo dõi được hoạt động của bộ não. Để quan sát hoạt động của não bộ, người bệnh được tiêm chất đánh dấu phóng xạ. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể tìm khối u não và vùng não lành, tế bào hoại tử,… Đây là một phương pháp cực kỳ hiện đại và có ích khi chẩn đoán u não.
3. Sinh thiết
Hiểu đơn giản, sinh thiết là lấy một phần nhỏ từ khối u trong não để xét nghiệm. Khi sinh thiết, bác sĩ sử dụng dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị hoặc hệ thống thần kinh dẫn đường. Cụ thể, bác sĩ thực hiện rạch 2cm, khoan lỗ nhỏ trên sọ. Sau đó người ta đưa kim đầu tù nhỏ vào trong khối u để lấy mẫu. Mảnh u não được xử lí qua một quy trình và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Sau khi quan sát, phân tích bác sĩ có thể đưa ra kết luận khối u lành tính hay ác tính.
Tuy nhiên, bạn không thể tự thực hiện các phương pháp này mà cần đến người có chuyên môn để đọc và hiểu phim hay mẫu bệnh phẩm. Vì vậy, hãy tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn và khám kịp thời.
Hỏi đáp thuốc, giải đáp thông tin cho bệnh nhân như người thân của chính mình.
Nguồn tham khảo:
- GS.TS.BS Ngô Quý Châu (2012) và cộng sự, Bệnh học nội khoa, NXB Y học, Hà Nội
- Internet khác: medlatec
-
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.