Làm thể nào để điều trị sâu răng

thứ hai, ngày 28/08/2023
Con tôi 12 tuổi, bị sâu răng. Tôi cần phải làm gì để điều trị cho cháu?

CÂU TRẢ LỜI TỪ BÁC SĨ
Chào bạn
Các phương pháp điều trị sâu răng tại nhà có thể kể đến như:
1 Chữa đau răng sâu bằng muối
Lợi ích được nhắc đến nhiều nhất của muối là giúp giảm đau, ê buốt răng hiệu quả. Dung dịch nước muối sinh lý là sự lựa chọn tốt nhất cho những người bị sâu răng, cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình. Nước muối có khả năng hạn chế những cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách làm giảm sưng đồng thời tăng cường khả năng chữa lành cho cơ thể.
Các chuyên gia khuyên rằng chỉ cần pha 2-3 muỗng cà phê muối với nước ấm và ngậm trong miệng khoảng 15 phút. Dùng nước muối súc miệng sẽ rất hữu ích điều trị đau răng sâu.
2 Dùng tỏi và gừng để trị đau răng
Gừng và tỏi đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Chúng có tính kháng viêm và sát trùng cao và là cách trị đau răng sâu hiệu quả. Hoạt chất có trong tỏi và gừng có khả năng giảm đau và ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển. Cụ thể hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh, xoa dịu cơn đau răng đang “hoành hành” trong khoang miệng.
Cách thực hiện để trị đau răng là giã nát gừng và tỏi với tỉ lệ 1:1, có thể cho thêm một chút muối. Giã xong nên cho ít nước để làm loãng hỗn hợp, tránh bị kích ứng ở nướu. Sau đó, lấy bông thấm nước chấm trực tiếp lên chỗ răng đau. Người bệnh nên kiên trì thực hiện cách chữa sâu răng này tại nhà 2-3 lần/ngày này để thấy được hiệu quả.
3 Đinh hương sẽ giúp chữa đau răng hiệu quả
Đinh hương là một loại gia vị nổi tiếng có nguồn gốc từ đảo Maluku ở Indonesia. Hoạt chất Eugenol có nhiều trong đinh hương với tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, do đó hỗ trợ đáng kể trong việc chống vi khuẩn gây nhiễm trùng răng và nướu.
Cũng vì lý do trên mà khi nhắc đến các phương pháp trị đau răng sâu tại nhà không thể không nhắc đến đinh hương. Bác sĩ nha khoa khuyên rằng những người đau răng nên dùng bông gòn và thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên vùng đau răng. Mặt khác, người bệnh còn có thể thử biện pháp là nhai đinh hương khô và giữ tại khu vực đau răng khoảng 30 phút thay vì dùng tinh dầu được chiết sẵn. Việc nghiền nát đinh hương là cách để “tiết ra” phần tinh dầu chứa Eugenol bên trong nó.
4 Chữa đau răng bằng lá bạc hà
Giống với đinh hương, lá bạc hà cũng có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến là một loại hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh. Người đau răng nên dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước sôi trong 20 phút để tinh dầu có trong lá bạc hà được tiết ra. Sau khi nguội, dùng dung dịch này để súc miệng trị cơn đau nhức. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng một túi trà bạc hà ẩm áp lên trên vùng răng đau trong 10-15 phút để xoa dịu cảm giác đau đớn. Nếu không có trà bạc hà, hãy tìm mua tinh dầu bạc hà và thấm lên một miếng bông gòn đã được tiệt trùng trước khi áp nó vào vùng đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo để chữa trị đau răng một cách tạm thời.
5 Dùng oxy già để chữa đau răng
Dung dịch hydro peroxide hay còn gọi là oxy già là một loại nước để súc miệng có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Theo các chuyên gia nha khoa, việc súc miệng bằng oxy già đặc biệt hiệu quả khi bị đau răng. Nước súc miệng oxy già cần phải được pha chế theo đúng tỷ lệ 1:1 với nước để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Người đau răng hãy súc miệng với dung dịch oxy già trong vòng 30 giây. Sau đó nhổ ra và súc miệng nhiều lần với nước thường.
Khi sử dụng oxy già cần tuyệt đối cẩn thận vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu chẳng may nuốt phải. Chính vì lý do này mà phương pháp trị đau răng này thường không được khuyến khích áp dụng cho trẻ em.
6 Dùng đá lạnh chườm vào chỗ đau răng
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ thấp làm hạn chế lưu lượng máu. Khi đó, cơn đau sẽ giảm thiểu một phần và tình trạng sưng và viêm đỡ hơn.
Các bước thực hiện gồm:
– Đặt một ít đá viên vào lòng bàn tay, cùng bên với vị trí đau răng, ví dụ như khi bị đau răng bên trái, thì hãy dùng tay trái để giữ đá.
– Thực hiện chà xát viên đá ở giữa ngón cái và ngón trỏ trong vòng 7 phút hoặc đến khi cảm thấy tê ở khu vực này.
Bạn có thể gửi kết quả khám bệnh hoặc thuốc đang dùng để Hỏi đáp thuốc giải đáp, hướng dẫn cho bạn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất
Hỏi đáp thuốc, giải đáp thông tin thuốc cho từng bệnh nhân